Tranh cãi xoay quanh phân loại và dán nhãn Gợi dục đồng giới

Thuật ngữ “có tính gợi dục đồng giới” có vai trò quan trọng trong các phân loại hiện đại về tình yêu và dục vọng mà có thể không tồn tại trước đó. Cho đến giữa thế kỷ 20, khái niệm đồng tính luyến ái ngày nay chưa được hệ thống hoá hoàn toàn, mặc dù quá trình này đã bắt đầu rất sớm:

Tiếp nối truyền thống của Michel Foucault, các học giả như Eve Kosofsky Sedgwick và David Halperin lập luận rằng nhiều diễn ngôn công khai thời Victoria, đặc biệt là về tâm thần học và pháp lý, đã thúc đẩy việc định danh hay sáng tạo ra “đồng tính” như một phân loại cá nhân riêng biệt, được củng cố bởi các công bố của những nhà tình dục học như Richard von Krafft-Ebing (1840-1902) và Havelock Ellis (1859-1939), họ cung cấp một cách giải thích gần như thiên về bệnh lý của hiện tượng này theo những thuật ngữ của những người theo bản chất luận, cách giải thích này trước năm 1910 dẫn đến hàng trăm bài báo về chủ đề này ở Hà Lan, Đức, và ở các nơi khác. Một kết quả của dẫn ngôn đang phát triển này là việc “đồng tính luyến ái” thường bị mô tả như thứ đã làm suy đồi người ngây thơ, với khuynh hướng thiên về hành động truỵ lạc và ái thiếu niên - một chân dung cần thiết nếu các nhà tình dục học cuối thời Victoria và thời Edward đã lý giải cho sự tồn tại liên tục của “ái thiếu niên” trong một thế giới bỗng trở nên phong phú về “người đồng tính luyến ái.” (Kaylor, Secreted Desires (tạm dịch: Những ham muốn thầm kín), p. 33)

Male Nude Lying, vẽ bởi Alexsander Lesser (1837), Bảo tàng Quốc gia, Warsaw. Bức tranh được trưng bày ở một triển lãm ngắn hạn về nghệ thuật gợi dục đồng giới Ars Homo Erotica.

Mặc dù có một chuỗi các phân loại hiện đại luôn thay đổi và phát triển, những người cùng giới tính thường hình thành các liên kết thân mật (phần lớn về mặt tình dục và cảm xúc) theo cách riêng của họ, nhất là ở “tình bạn lãng mạn” được lưu lại trong những lá thư và các bài viết của đàn ông và phụ nữ thế kỷ 18, 19 (xem My Dear Boy: Gay Love Letters through the Centuries biên tập bởi Rictor Norton trên tờ Gay Sunshine Press, 1998). Những tình bạn lãng mạn này có thể có hoặc không bao gồm quan hệ tình dục, được đặc trưng bởi những gắn bó tình cảm nồng nàn và những gì các nhà tư tưởng hiện đại cho là ẩn dụ gợi dục đồng giới.

Phân tâm học

Sigmund Freud cho rằng “thay vì chỉ là một vấn đề với một số ít nam giới tự nhận dạng là người đồng tính hay gay, gợi dục đồng giới là một phần trong quá trình hình thành nên người đàn ông như một chủ thể con người và tác nhân xã hội[6] Quan điểm của Freud được đưa vào các nghiên cứu phân tâm học về Ái kỷPhức cảm Ơ-đíp.

Thẩm mỹ

Luận văn “Uber die Ehe” (Về hôn nhân) được Thomas Mann viết năm 1925, trong đó ông khẳng định rằng gợi dục đồng giới có tính thẩm mỹ, còn dị tính luyến ái thì tầm thường. [7]